Thứ Ba, 3 tháng 11, 2009

Công ty bảo hộ lao động Tân Thế Kim nơi lựa chọn tin cậy của quí khách hàng

Trước hết, Công ty Tân Thế Kim gửi tới Quý Công ty lới chào tốt đẹp nhất.

Công ty Tân Thế Kim được Thành lập dưới những thành viên có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết trong lĩnh vực kinh doanh & phát triển thị trường, đã có nhiều năm công tác và điều hành cho những công ty bảo hộ lao động hàng đầu trong nước. Trước tình hình phát triển và hội nhập toàn cầu Tân Thế Kim ra đời với sứ mệnh đồng hành cùng Doanh nghiệp và người Lao động, mang tới những Sản phẩm chất lượng với chi phí hợp lí nhất phù hợp với tính chất từng Ngành nghề cho Doanh nghiệp và người Lao động.

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Tân Thế Kim:

- Vải sợi các loại nội – ngoại nhập từ các nước trên thế giới như vải kaki, vải xi 65-35% cotton, 83-17% cotton, 100% cotton,.., kate silk, kate for, kate sọc màu, kaki cotton, calicot, gapadinpeco, seclen, phi bong, gấm, lụa, polo, cashme, thun pe, thun cotton, jean các loại,vải không dệt,vải tĩnh điện…

- Quần áo đồng phục khối văn phòng, công sở, trang phục ngành Y tế, trường học, công An, Bộ Đội, Dân phòng, Bưu chính viễn thông và đồng phục áo thun Thể dục-Thể thao, trang phục bảo hộ trang bị cho tất cả các ngành nghề từ Lao động đơn giản cho đến Lao động trong các ngành Công nghiệp nặng đòi hỏi khắc khe về công tác an toàn Lao động.

- Các sản phẩm may mặc sản xuất theo yêu cầu đặt hàng của Quý Khách như: khẩu trang vải, mũ nón, Drap, khăn, gối, tạp dề - yếm,…

- Sản phẩm đi mưa gồm: quần, áo mưa bộ, áo mưa cánh dơi, dù che mưa, áo pađơxuy,…

Sản phẩm giày dép gồm: giày da SQ, giày bảo hộ Lao động, giày thời trang, giày vải bata, giày bảo vệ chuyên nghiệp,… nội - ngoại nhập với đa dạng chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ.

- Hệ thống các mặt hàng trang bị bảo hộ Lao động như: nón, kính, nút tai phone, khẩu trang, mặt nạ, găng tay, ủng, dây đai an toàn, thang dây,… với đa dạng chủng loại nội - ngoại nhập.

- Thiết bị bảo hộ lao ngành Điện Lực – Hàng Hải gồm: máy khoan điện, máy mài, thang nhôm , thang rút, máy đo diện trở đất, sào thao tác, Palăng, Puly, Ampe kìm, máy lăn đo chiều dài, bút thử điện, máy định vị, mỏ neo, canô, thiết bị lặn,…

Đặc biệt hiện nay chúng tôi đã liên kết với các nhà sản xuất hàng đầu các mặt hàng trang thiết bị PCCC, công cụ hỗ trợ An ninh- Quốc phòng như: Roi điện, còng số 8, sung hơi cay - cao su, lều bạt, áo giáp, áo chống đâm, óng nhòm, xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy, vòi chữa cháy, bình chữa cháy, thiết bị báo cháy chống trộm,…

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ:

- Dịch vụ tư vấn, mua bán bất động sản.

- Dịch vụ tư vấn đầu tư và cho vay tài chính.

- Dịch vụ Quảng cáo trực tuyến.

-Phân phối dầu nhớt các loại

Bên cạnh đó, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, chu đáo và tập thể lãnh đạo trẻ trung nhiệt huyết giàu kinh nghiệm và cộng tác viên uy tín sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của Quý Khách cũng như tư vấn trực tiếp để giúp Quý Khách chọn đúng các sản phẩm phù hợp với các lĩnh vực ngành nghề của mình. Tân Thế Kim cùng gắn bó hoạt động vì lợi ích chung của Công ty và mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho khách hàng của mình. Tuy nhiên trong quá trình vận hành sẽ gặp nhiều thiếu sót và thật sự chưa làm hài lòng hết Khách hàng. Chúng tôi mong nhận được sự chia sẽ thông cảm của Quý Khách hàng và chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện để phục vụ Quý khách được tốt hơn.

Phương châm của Chúng tôi:

Sản Phẩm Chất Lượng - Giá Cả Hợp Lý – Dịch vụ hoàn hảo”

Do hàng hóa cung cấp đa dạng về chủng loại nội – ngoại nhập phục vụ mọi lĩnh vực ngành nghề nên chúng tôi không thể gửi đến Quý Khách hàng bảng báo giá cụ thể của tất cả hàng hóa. Vì vậy, Để được tư vấn trực tiếp tận tình, chu đáo chọn được những sản phẩm phù hợp với điều kiện và môi trường làm việc của Quý Khách với Giá Hợp lý nhất và kèm theo những dịch vụ hậu mãi.

Quý Khách vui lòng liên hệ với Chúng tôi.

Bộ Phận Kinh Doanh : 0838.165.363 – 0838.162.367

( Hotline: 0919.683.703 – 0909.967.646)

Văn phòng Đồng Nai : 0613.510.252

(Hotline : 0972.705.771 )

Rất mong được sự quan tâm và hợp tác của Quý Khách.

Kính chúc Quý khách Thành Công, Sức Khỏe và Hạnh Phúc.

Trân trọn kính chào !

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

Thời gian trong Marketing trên Internet

Hãy làm những gì mình muốn. Nhưng hãy nhanh chân lên! Hãy là người đầu tiên và tập trung vào đúng trọng tâm.

Nếu muốn thành công trong kinh doanh, trong xây dựng nhãn hiệu hay trong cuộc sống, trước hết ta phải xâm nhập được vào tâm trí của đối tượng. Xin lưu ý, chúng tôi nói “Tâm trí” chứ không phải “thị trường”. Một chiến lược được nhiều công ty lớn áp dụng là tóm lấy ý tưởng của những công ty nhỏ hơn. Và với nguồn lực mạnh hơn, những công ty này thường thắng trong cuộc chiến “Chiếm lĩnh tâm trí khách hàng” và tạo ra nhận thức của khách hàng rằng họ là công ty đầu tiên về ngành này trên trị trường.

Nếu bạn là CEO (Tổng giám đốc điều hành) của một công ty nhỏ, hãy cẩn thận. Bạn cần di chuyển đặc biệt nhanh. Không nhanh là chết. Thuyết sinh tồn trên thương trường là: kẻ nào nhanh kẻ ấy sống sót!

Chiếm lĩnh vị trí đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng không có nghĩa là xâm nhập tâm trí sớm nhất. Đã có rất nhiều công ty tự hài lòng với việc “là một trong những nhãn hiệu đầu tiên” trong ngành hàng đó. Tuy nhiên việc này không đồng nhất với việc trở thành nhãn hiệu đầu tiên xâm nhập tâm trí khách hàng và tạo ra được khái niệm rằng nhãn hiệu của bạn là nhãn hiệu hàng đầu. Có mặt đầu tiên trên thị trường sẽ chẳng có ý nghĩa gì trừ phi bạn có thể có mặt đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng.

Có sự khác biệt lớn giữa việc nảy ra một ý nghĩ vẩn vơ vào một buổi chiều Chủ nhật và có một thương hiệu thành công trên Internet vào sáng Thứ hai. Những ý tưởng (và những suy nghĩ vẩn vơ là nguồn gốc của nó) kiểu đó thực ra cũng chẳng nghĩa lý gì nếu như không có lao động cật lực và quan trọng hơn là việc khẩn trương đưa ý tưởng đó lên Internet.

Không thể chần chừ. Ý chúng tôi là đừng có đợi qua hàng loạt các thử nghiệm, các nhóm làm việc tập trung và các cuộc điều tra thị trường. Đây là vấn đề đặc trưng đối với một nhãn hiệu trên Internet.

Một điển hình là Yahoo. Yahoo tận dụng phần mềm của các hãng khác để phục vụ công nghệ tìm kiếm của chính mình, trước tiên từ Open Source, sau đó từ Alta Vista trước khi định vị sau cùng tại Inktomi. Công cụ tìm kiếm hàng đầu không phát triển công nghệ tìm kiếm của riêng mình. Điều này có làm người ta ngạc nhiên không? Đừng ngạc nhiên. Bạn không thắng đối thủ vì hoàn hảo hơn họ. Bạn thắng chỉ vì bạn là người đầu tiên. Yahoo! thành công vì đã nhanh chóng đưa ý tưởng của họ lên mạng.

Ngày nay hãng Microsoft sẽ ở đâu nếu như Bil Gates không bỏ học ở trường Harvard ngay từ năm đầu tiên để đến Albuquerque, bang New Mexico, để phát triển một hệ điều hành cho máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới?

Khởi nghiệp ở vị trí thứ 2 đã đủ khó khăn. Tình hình còn tệ hơn nếu khởi nghiệp sau hàng loạt đối thủ. Trong rất nhiều trường hợp, việc khởi nghiệp này gần như vô vọng. Nếu tham gia vào một trò chơi muộn, bạn sẽ phải thu hẹp phạm vi hoạt động của mình.

Nhưng nếu chỉ tiến hành nhanh mà không có ý tưởng cơ bản tốt thì cũng chưa đủ:

Time Warner là một trong những công ty hàng đầu xây dựng trang web của mình trên Internet. Do đó, họ lấy tên là Pathfinder. Nhưng Pathfinder là gì? Đây là một trang tập hợp thông tin từ nhiều tạp chí khác nhau của Time Warner như Time, People, Fortune, Money, Entertainment Weekly và những tạp chí khác. Sau khi đầu tư 75 triệu đô la như được công bố trên trang web, Time Warner gần đây đã đóng trang web lại. Vậy thực ra Pathfinder là gì? Nó chỉ là một ý nghĩa duy nhất là một trang web đăng các xuất bản phẩm của Time Warner.

Time Warner đã tự quảng cáo mình là “công ty truyền thông hàng đầu thế giới”. Vậy làm sao hai anh chàng sở hữu Yahoo! ở Stanford có thể đánh bại được công ty?

Rất đơn giản. Tất cả những gì cần có là một chiến lược đúng đắn và định thời điểm đúng. Cần phải có cả hai yếu tố trên để thành công trên Internet.
Vinet.vn

Uy tín kinh doanh, yếu tố dễ bị xâm phạm


Duy trì và nâng cao uy tín kinh doanh, làm đẹp hình ảnh trong mắt khách hàng cũng như đối tác kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà uy tín kinh doanh của doanh nghiệp rất dễ bị xâm phạm bởi những đối thủ cạnh tranh “xấu chơi”.
Thương trường ngày càng phát triển và những mặt trái của nó cũng thể hiện ngày càng rõ nét hơn. Trước một cuộc đấu thầu lớn với nhiều đối thủ cạnh tranh, các hành vi “chơi không đẹp” vi phạm pháp luật kinh doanh thường xuyên được các doanh nghiệp áp dụng để thu lợi cho riêng mình.

Nhiều doanh nghiệp đã tập trung vào việc thu thập các thông tin tấn công các đối thủ cạnh tranh của mình để tăng cường khả năng cạnh tranh của bản thân mình và từ đó cung cấp những thông tin sai lệch cho chủ thầu mà không xác minh được các thông tin là đúng sự thật. Việc này vô tình sẽ thiết lập hoạt đông thương mại không lành mạnh, khiến sự phát triển kinh doanh của những doanh nghiệp làm ăn chân chính trên thị trường sẽ bị ngăn cản.

Đối thủ cạnh tranh không được gây nhầm lẫn cho chủ thầu thông qua các thông tin không được xác minh, mặc dù họ cho rằng thông tin này là hữu ích cho chủ thầu, đó là hành vi vi phạm Luật cạnh tranh. Luật cạnh tranh châu Âu qui định rằng một doanh nghiệp không được vì mục đích cạnh tranh mà thực hiện tuyên bố gian dối có thể gây thiệt hại cho uy tín kinh doanh của người khác. "Người khác" được sử dụng ở đây không chỉ hạn chế trong các thực thể kinh doanh. Cơ quan lập pháp và hành pháp châu Âu tạm thời nhất trí rằng, hình ảnh và năng lực của người quản lý các hoạt động kinh doanh và người chịu trách nhiệm trong doanh nghiệp thông thường được xem là gắn liền với uy tín kinh doanh. Các nhà đầu tư, đối tác kinh doanh rất hay quan tâm đến những năng lực của nhà lãnh đạo doanh nghiệp khi đánh giá hoạt động kinh doanh.

Bởi vậy, "người khác" theo quy định phải bao gồm người có trách nhiệm và người thực tế nắm giữ việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lập luận của Jui Chei rằng về việc họ đưa ra các thông tin trên hoàn toàn không nhằm giảm uy tín kinh doanh của CSM đã bị toà Án châu Âu bác bỏ vì Jui Chei đã vi phạm các quy định về cạnh tranh lành mạnh.
Jui Chei với mục đính để công ty của mình thắng thầu hợp đồng đã vi phạm quy tắc về cạnh tranh của châu Âu, điều mà qui định rằng một doanh nghiệp không được vì mục đích cạnh tranh cung cấp các thông tin sai lệch có thể gây thiệt hại cho uy tín kinh doanh của người khác. Từ kết luận đó, Jui Chei đã bị phạt 150.000 euros và không được tham gia đấu thầu xây dựng nhà máy FB của Formasa nữa.

Uy tín kinh doanh luôn là những tài sản vô hình quan trọng của doanh nghiệp. Bảo vệ uy tín kinh doanh đồng nghĩa với việc bảo vệ giá trị và hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt các đối tác kinh doanh và khách hàng. Và một khi những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Jui Chei còn được tiếp tục trên thương trường thì không ai khác mà chính là các doanh nghiệp kinh doanh chân chính vẫn sẽ là những người bị thiệt hại nhất về uy tín kinh doanh.

(Tổng hợp từ China Documentary

Tuyệt chiêu lấy khách hàng từ tay đối thủ


“Bắt” khách hàng của đối thủ để cạnh tranh lại chính họ? Đương nhiên rồi, có vấn đề gì đâu, nhiều doanh nghiệp vẫn mơ ước như vậy đấy thôi.

“Không có khách hàng trung thành tuyệt đối, cũng như chẳng có động cơ nào vĩnh cửu, chẳng có tình yêu nào là mãi mãi – một chuyên gia tư vấn đã nói như thế - Và bởi vậy, bất cứ khách hàng nào của đối thủ cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của tôi”

Có ba cách “bắt” khách hàng của đối thủ.

1. “Bắt" khách hàng của đối thủ ngay tại trận

Nói chung ai cũng biết rằng khách hàng là tài sản quý giá của bất cứ công ty nào mà không phụ thuộc vào việc công ty sẽ bán cho anh ta máy bay hay thức ăn cho chó. Nhưng không phải lúc nào nguồn khách hàng này cũng dồi dào.

Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải luôn tìm cách chinh phục khách hàng mới, đặc biệt là nguồn khách hàng từ tay đối thủ. Họ tung ra những chiêu hấp dẫn nhất: giá rẻ, dịch vụ tốt, địa điểm thuận tiện, quà tặng…Điều này được nhiều doanh nghiệp áp dụng để thu hút khách hàng mới, tuy nhiên, nó cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thanh danh và uy tín của công ty.

Ví dụ, một ngày đẹp trời, tại các chi nhánh của ngân hàng nọ bỗng xuất hiện nhiều “kẻ lạ mặt” tay cầm tờ rơi, miệng tươi cười rổn ràng chào hỏi khách hàng. Té ra đây là nhhững “chiến binh” của ngân hàng khác đang muốn “bắt tù binh” ngay trên trận địa của “quân thù”.

Các chuyên gia cho rằng, trò này tương đối phổ biến và thường được các nhà kinh doanh bán lẻ áp dụng. Ví dụ, cạnh khu siêu thị nọ, khách hàng có thể nhìn thấy cả một bảng quảng cáo to đùng của đối thủ siêu thị này. Chủ nhân của bảng quảng cáo đang muốn “đánh” vào tiềm thức của khách hàng đối thủ bằng những hình ảnh ấn tượng với mục tiêu làm sao để lôi kéo khách hàng đến với siêu thị của mình, càng nhiều càng tốt.

Mẹo “bắt” khách hàng của đối thủ

Phân tích đối thủ:

- Vì sao khách hàng lại hợp tác với đối thủ chứ không phải với bạn. Đối thủ có lợi thế gì (giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn, chế độ quà tặng phong phú hơn…)? Thử tổ chức các buổi trò chuyện với khách hàng của đối thủ (hoặc tổ chức các nhóm thử nghiệm) để thu thập thông tin.

- Đánh giá phản ứng có thể xảy ra của đối thủ đối với chiến dịch “bắt khách hàng” của bạn. Nếu đối thủ có nguồn lực quá mạnh thì đừng nên hao tiền tốn của vào việc này. Tuy nhiên, nếu như những động thái của bạn khiến đối thủ nổi đóa thì sẽ xảy ra nguy cơ gây tổn hại cho uy tín và dnah dự của công ty bạn, hơn thế nữa, nạn còn có nguy cơ đánh mất khách hàng ruột của mình.

Phân tích thị trường

- Đánh giá sự cộng hưởng có thể tạo ra đối với các khách hàng đối thủ khi diễn ra “chiến dịch”. Sơ suất có thể là điều gây tổn hại đến uy tín và thanh dnah của công ty.

- Đánh giá phản ứng của những “tay chơi” khác đối với “chiến dịch” của bạn. Đừng chủ quan, có thể bạn đang bị họ phong tỏa ngay trong “chiến dịch” của mình đấy.

Phân tích nguồn lực của mình

- Việc hợp tác với các khách hàng “bắt” được từ đối thủ của bạn đòi hỏi nhiều nỗ lực hao tổn chứ không phải là trò phất phơ. Bởi vậy phải phân tích kỹ lưỡng nguồn lực của mình, cách tổ chức, tiếp cận, “hạ gục” họ như thế nào cho hợp lý, cách giữ chân họ như thế nào…

2. Ve vãn và rủ rê khách hàng vào cuộc “ngoại tình”

Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đối thủ là một chiêu khá phổ biến: qua điện thoại, qua bưu điện hoặc qua buổi gặp gỡ nào đó.

Một công ty bảo hiểm nọ đã mất khách hàng khi đối thủ của họ ra chiêu tấn công. Đó là khi đối thủ này biết được thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hiện hành giữa khách hàng với công ty bảo hiểm nọ sắp hết hạn, và thế là một chiến dịch “tấn công” được chuẩn bị lỹ lưỡng. Những món quà nho nhỏ nhân ngày lễ, những bữa ăn trưa có chủ ý theo kiểu “mưa dầm thấm đá” đã có tác dụng.

Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, các doanh nghiệp cũng bày lắm mưu nhiều kế. Viettel với chiến dịch khuyến mãi rầm rộ đã kiếm được vô số khách hàng vốn có ý định “chung thân” với Vinaphone hay Mobiphone. Đã có thời, Viettel xuất hiện liên tục trên mặt báo với số lượng khách hàng tăng đến chóng mặt. Tuy nhiên, song song với nguồn tăng trưởng doanh thu và khách hàng là những lời than vãn của thượng đế: sóng yếu, dịch vụ chưa tương xứng…

3. "Bắt" khách hàng thông qua việc “săn” nhân viên công ty đối thủ

Đây là vấn đề bị lên án mạnh mẽ nhất song lại được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất và nó làm ta nhớ đến câu chuyện “gián điệp” trong lĩnh vực sản xuất.

Một ngày kia, trong đội ngũ nhân viên của công ty nọ có một nàng “gián điệp” xinh đẹp của đối thủ được cài vào. Sau hai tháng, cô gái đã nắm hết thông tin về các nhân viên kinh doanh của hãng: lương bổng thế nào, ai chịu trách nhiệm về mảng khách hàng nào, và điều cơ bản là – ai trong số họ là kẻ bất mãn và đang muốn chuyển đổi công việc.

Cô gái không khó khăn lắm để tìm ra “đối tượng săn lùng” chính của mình: anh chàng nhân viên 32 tuổi với thâm niên 8 năm làm việc và một cơ sở dữ liệu khách hàng “hoành tráng” chính là kẻ đang muốn giũ áo ra đi. Thế là màn tấn công dội bom được cô gái tung ra: những cuộc hẹn hò trò chuyện, sự thông cảm vì nhân viên tài năng như anh ta không nhận được sự đối đãi tử tế của công ty, những bữa ăn trưa nhẹ nhàng rủ rỉ. “À, em biết, bên công ty X đang cần một người đúng như anh. Lương cao, đảm bảo cực kỳ hấp dẫn cho anh, chế độ thưởng cũng hấp dẫn không kém, ngoài ra còn có nhiều cái hay lắm đấy mà chỗ người quen, em mới nói cho anh biết. Anh cứ thử gặp họ nhé. Ông sếp bên đó là bạn của anh trai em. Em sắp lịch cho anh nhớ, cũng giống như bữa ăn trưa của anh em mình thôi, nhẹ nhàng thôi, anh cứ thử gặp họ rồi khắc biết”.
Theo Lanhdao

Cách nghiên cứu thị trường khi bắt tay vào kinh doanh


Bài học đầu tiên của bạn trước khi mở cánh cửa bước vào thế giới kinh doanh là tránh mắc sai lầm ngay từ khi lập kế hoạch nghiên cứu và tìm hiểu thị trường.

Muốn việc nghiên cứu thị trường trở thành một công cụ có ích cho quá trình kinh doanh sau này, bạn cần phải nắm chắc các khái niệm và ý tưởng kinh doanh. Khi đã có trong đầu khái niệm và ý tưởng rồi, sau đó bạn mới xác định liệu có thể biến ý tưởng đó thành hiện thực hay không? Để làm được điều này, bạn cần phải đặt một số câu hỏi như sau:

1. Thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn đã bão hòa chưa?

Ví dụ thành phố này có thực sự cần thêm một cửa hàng kinh doanh phần cứng máy tính hay một cửa hiệu bán hoa không? Hàng năm trong thành phố của bạn, mọi người đã tiêu tốn bao nhiêu tiền cho ngành công nghiệp mà bạn định tham gia? Có khoảng trống nào để thâm nhập vào thị trường này nữa không?

2. Những gì mà bạn sẽ đưa ra chào hàng có đáp ứng được nhu cầu của thị trường không?

Nếu như bạn đang nghĩ đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc hàng ngày cho những chú chó hoặc triển khai một dịch vụ trực tuyến cho các nhà kinh doanh thương mại, hay bất cứ một dịch vụ chăm sóc đặc biệt nào đó, điều trước tiên, bạn cần phải xem xét là dịch vụ của bạn có thật sự quan trọng và cần thiết đối với khách hàng không? Khách hàng sẽ như thế nào nếu không có sản phẩm/dịch vụ của bạn?

3. Đối thủ cạnh tranh của bạn hiện đang làm gì?

Điều này rất quan trọng, bởi vì bỏ qua đối thủ cạnh tranh bạn sẽ không biết được các mối đe doạ tiềm ẩn đến hoạt động kinh doanh của mình. Biết được những thông tin về đối thủ sẽ đảm bảo cho bạn có vị trí vững chắc trên thương trường. Bằng cách biết được những doanh nghiệp khác đang làm gì, bạn có thể chắc chắn rằng giá cả bạn đưa ra là hợp lý sản phẩm của bạn thu hút khách hàng.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có nghĩa là tìm hiểu xem họ là ai và sự khác biệt giữa hoạt động kinh doanh của họ với ý tưởng kinh doanh của bạn. Từ đó tìm cách đưa ra các sản phẩm/dịch vụ nổi bật hơn và để làm được điều này, bạn cần phải lợi dụng các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh của mình.

Để có thể nhìn nhận vấn đề một cách có hệ thống từ những thông tin thu thập được, bạn phải sắp xếp chúng theo ba loại sau đây: các điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh so với bạn; những lợi thế của bạn so với đối thủ cạnh tranh; những điểm giống nhau giữa bạn và họ.

4. Bạn có thể với tới các khách hàng mục tiêu hay không?

Bạn cần biết những thông tin về khách hàng như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, lối sống, thái độ và tầng lớp xã hội của họ. Và khi đã xác định được đâu là khách hàng mục tiêu, bạn cần phải biết: Họ là những ai, điều gì sẽ thu hút và hấp dẫn họ; Số lượng người sẽ nằm trong nhóm này; Sở thích tiêu dùng của họ thế nào; Họ đi mua hàng lúc nào và ở đâu.

Ví dụ, nếu bạn có ý định bán sản phẩm của mình cho các đối tượng khách hàng là người về hưu, già cả, bạn nên tìm hiểu xem số lượng loại người này trong thành phố của bạn là bao nhiêu, thu nhập của họ sau khi nộp thuế và đóng bảo hiểm là bao nhiêu?...Một khi, bạn đã chắc chắn về ý tưởng kinh doanh của mình, hãy đào sâu nghiên cứu nó. Nguồn thông tin và thể loại thông tin tốt nhất mà bạn có thể thu thập phụ thuộc vào từng dạng kinh doanh khác nhau và trong từng hoàn cảnh cụ thể. Tựu chung lại, nó có thể bao gồm:

- Thông tin thương mại: ví dụ các Hiệp hội kinh doanh thương mại có thể là kênh thông tin trực tiếp mà bạn đang tìm kiếm. Các loại thông tin thương mại khác cũng có thể được tìm thấy ở trong sách và báo chí đã xuất bản dưới dạng in hoặc trực tuyến. Thậm chí, bạn cũng có thể thu nhận rất nhiều thông tin có ích khi đi thăm các gian hàng của một hội chợ thương mại.

- Các dữ liệu về kinh tế hoặc nhân khẩu học: nếu bạn ở nước Mỹ, thì các trung tâm nghiên cứu dữ liệu và kinh tế quốc gia là nơi có thể cung cấp các số liệu mà bạn cần về phạm vi tuổi tác, thu nhập của các tầng lớp trong xã hội, số lượng các loại hình doanh doanh theo khu vực địa lý và tổng lượng bán hàng đối với chủng loại sản phẩm/dịch vụ mà bạn định đưa vào kinh doanh. Ngoài ra, những người quản lý tại các thư viện lớn có thể chỉ ra cho bạn nơi cất giữ những cơ sở dữ liệu đặc biệt mà bạn cần hiện có trong thư viện của họ.

- Thông tin từ các nhóm và hiệp hội kinh doanh: Phòng Công nghiệp và thương mại tại địa phương có thể giúp bạn tìm kiếm những thông tin mà bạn cần. Bạn cũng có thể thử tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung tâm phát triển kinh doanh vừa và nhỏ được chính phủ tài trợ để hỗ trợ các doanh nghiệp và chủ kinh doanh nhỏ.

- Thông tin từ các trường đại học tại địa phương: thỉnh thoảng, các giáo sư tại các trường kinh doanh cũng hay yêu cầu các sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường tiến hành các nghiên cứu có tính khả thi về thị trường để lấy các chứng chỉ tốt nghiệp khóa học. Vì vậy, rất có thể đó cũng là nguồn thông tin có ích cho bạn.

- Thông tin từ các đối thủ cạnh tranh tại địa phương: Nếu bạn đang định bắt đầu kinh doanh tại địa phương nào đó, hãy tìm các cửa hàng của các đối thủ cạnh tranh và thử tìm kiếm các website bán hàng của họ. Hoặc tìm hiểu một công việc kinh doanh tương tự trong một thành phố cũng tương tự như nơi mà bạn sẽ bắt đầu kinh doanh để gặp gỡ và trò truyện với những người chủ sở hữu nó. Điều này sẽ giúp bạn biết lý do tại sao họ bán sản phẩm/dịch vụ đó và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thâm nhập thị trường và thu hút khách hàng. Đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu đối với bạn.

- Thông tin từ các khách hàng tiềm năng: Đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn cần lấy thông tin không phải là bạn bè và những người thân trong gia đình bạn, vì có như thế bạn mới có cơ hội để nghe được sự thật từ họ. Đó là những thông tin giá trị về các mong muốn, sở thích của họ đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Nghiên cứu và tìm kiếm thông tin về thị trường là yếu tố sống còn để đảm bảo cho ý tưởng kinh doanh của bạn trở thành hiện thực. Nhiều người gặp trục trặc bởi vì họ không dành đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu về ý tưởng kinh doanh và tính khả thi của nó trên thị trường. Việc có đầy đủ thông tin và những nghiên cứu thích hợp về thị trường sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp cho những ai mới bắt tay vào kinh doanh.

Theo vinet


Bước ngoặt trong đàm phán thương mại


Cứ đặt giả thuyết nếu cuộc đàm phán đã đi vào giai đoạn quyết định, các điều khoản đã được ký kết xong, nhưng cả hai bên đều cảm thấy những mục tiêu của mình vẫn chưa đạt được, hoặc một bên tham gia đàm phán cảm thấy như mình bị mất hẳn đi ưu thế so với bên còn lại.

Nếu hai bên cùng có thiện ý hợp tác lâu dài, lúc đó sẽ xuất hiện một khái niệm thường được áp dụng trong trường hợp này, đó là “ba bước ngoặt trong đàm phán”. Theo đó, một cuộc đàm phán nên tiến hành theo ba bước như sau: thẩm định giá cả, thiết lập giá mới và khắc phục chướng ngại. Đây là cách để giúp các nhà tham gia đàm phán nắm được tiến trình cũng như khung chung của một cuộc đàm phán.

Ba bước ngoặt trong đàm phán bao gồm:

1. Thẩm định giá cả: đây là giai đoạn đầu tiên trong đàm phán, hai bên tham gia đàm phán sẽ trao đổi với nhau một cách cụ thể và rõ ràng các lợi ích cần thiết của bên mình. Việc thẩm định lại giá cả sẽ giúp thoả mãn các yêu cầu đặt ra của bên đối các cũng như các thế mạnh của họ có khi tham gia đàm phán. Bước quan trọng nhất trong giai đoạn này là phải làm sao nắm bắt và hiểu rõ những yêu cầu thực sự của bên đối tác. Vì vậy kỹ năng tốt nhất nên sử dụng trong giai đoạn này là nên đưa ra nhiều câu hỏi, để từ đó thăm dò được nhu cầu thực sự của họ.

Đây cũng là lúc bạn nên tuỳ theo tình hình và diễn biến của cuộc đàm phán để thẩm định lại những lợi ích vốn có. Khi bạn càng hiểu rõ được mục đích thực sự của đối tác, bạn sẽ càng biết cách nên làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu của họ; đồng thời bên đối tác có nắm được các lợi ích vốn có của bạn thì họ mới có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn đưa ra.

Có rất nhiều cách để khiến đối tác không thể nắm được những lợi ích vốn có cũng như các mục đích và yêu cầu đặt ra thực sự của bên bạn, để giúp bên bạn "tung hoả mù" với đối phương, khiến đối phương đi lệch hướng, nhằm giúp thực hiện các mục đích vốn có của bạn. Nhưng tốt nhất, trong giai đoạn này bạn không nên lúc nào cũng tìm cách đánh lạc hướng của đối tác vì như vậy kẻ chịu thiệt cuối cùng chính là bạn.

2. Thiết lập lại giá cả: Đây là giai đoạn giữa của cuộc đàm phán, hai bên sẽ trao đổi qua lại về vấn đề giá cả, đồng thời đắn đo cân nhắc kỹ lưỡng về các lợi ích đạt được của mỗi bên, qua đó tìm hiểu nhu cầu cụ thể của đối tác đặt ra là gì. Nhưng những cam kết đạt được sau đàm phán không hẳn sẽ đem lại cho hai bên những lợi ích tốt nhất, điều đó cũng có nghĩa là, những lợi ích mỗi bên đạt được sẽ không cân bằng nhau. Nếu như đạt được sự cân bằng giữa hai bên tham gia thì các cam kết đạt được sau đàm phán chắc chắn không phải là phương án tốt nhất.

Do vậy, hai bên tham gia đàm phán nên nghĩ ra cách để có thể đạt được một phương án tốt nhất cho cả hai bên, giúp cho cả hai bên tham gia đàm phán đều đạt được lợi ích cao nhất, thao tác này chính là thao tác sẽ được tiến hành trong giai đoạn thiết lập giá mới.

Thiết lập giá mới là một trong những giai đoạn rất dễ bị bỏ qua trong các cuộc đàm phán thương mại. Trong các cuộc đàm phán bình thường, rất ít người tham gia đàm phán có thể quan sát được toàn bộ cục diện đàm phán và đưa ra được những phương án tốt nhất, mang tính sáng tạo và cân bằng nhất về mặt lợi ích đối với hai bên. Điều đó khiến cho các thành viên tham gia đàm phán có cảm giác cuộc đàm phán không được như ý muốn, không có cảm giác mình đã “thắng”, hoặc luôn tồn tại cảm giác vấn đề chưa được hoàn toàn giải quyết. Do đó, việc chọn ra được một phương án tốt nhất đóng vai trò vô cùng quan trọng đến thành công của buổi đàm phán.

3. Khắc phục chướng ngại: Đây là giai đoạn phải vừa đánh vừa giữ trong đàm phán. Tất cả các chướng ngại phát sinh trong đàm phán thường xuất phát từ hai phương diện sau đây:

- Hai bên tham gia đàm phán có những va chạm nhau về lợi ích.

- Bản thân người tham gia đàm phán gặp trở ngại trong việc đưa ra các quyết sách.

Chướng ngại đầu tiên yêu cầu các bên tham gia đàm phán phải dựa theo những nguyên tắc hợp lý, khách quan và công bằng để điều tiết những lợi ích riêng của cả hai. Còn với chướng ngại thứ hai, bên không gặp phải chướng ngại chủ động giúp đỡ bên gặp phải chướng ngại giải quyết để bản thân họ có thể đưa ra được những quyết sách một cách thuận lợi.

Ba khúc ngoặt trong đàm phán là nguyên tắc có thể dùng cho bất kỳ một cuộc đàm phán thương mại nào. Chỉ cần cả hai bên tham gia đàm phán có thể ghi nhớ các bước trình tự kể trên trong đàm phán thương mại, đồng thời tuân thủ một cách có hiệu quả theo các phương pháp thích hợp, thì có thể khiến cho cả hai bên đều giành được thắng lợi, cùng đạt được mục đích cao nhất sau đàm phán.

Theo vinet