Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2010

Bài học từ những nhà quản lý dự án hàng đầu thế giới

Đằng sau mỗi dự án thành công luôn có bóng dáng một nhà chỉ huy tài giỏi. Người đã phát triển dòng pin Chevy Volt của General Motor, nhà thiết kế giao diện mới của Facebook và “tổ sư” cho ra đời sản phẩm tẩy rửa thân thiện môi trường của Method, hãy lắng nghe bài học từ những nhà quản lý dự án hàng đầu thế giới và học hỏi kinh nghiệm quý báu từ họ.

Sự hoàn hảo là kẻ thù của tiến độ
113Khi xây dựng phần cứng cho dự án thiết kế lần thứ tư của dòng pin Chevy Volt, chúng tôi đã làm việc sát sao cùng nhà cung cấp và nhận ra mình cần thêm 3 tháng nữa để hoàn thành. Họ nói: “Điều đó là không thể được, các ông không thể làm xong toàn bộ thiết kế lại trong vòng ba tháng được.” Rất nhiều người trong phòng tỏ ra sốc nặng khi chúng tôi tuyên bố sẽ không lùi bước. Chúng tôi đã làm việc đó như thế nào? Thứ nhất, nỗ lực hơn, tôi còn không có thời gian để ngủ nữa mà - đó là điều tất yếu. Thứ hai, hạ chỉ tiêu xuống. Hoàn thành 95% công việc đúng tiến độ còn hơn 100% hoàn hảo mà trễ nãi. Nếu chậm tiến độ, tất cả mọi việc sẽ hôi hỏng bỏng không: xe hơi chạy mà không có pin, còn bản thân thì chẳng đạt được thành tích gì. Kết quả chúng tôi đã hoàn thành 98% công việc đúng thời hạn được giao.
− Bill Wallaca, trưởng nhóm thiết kế dòng pin của GM.

Nắm vững vấn đề cần giải quyết
29Tôi đã đem mớ kiến thức công nghệ cao và nghiên cứu có được từ thung lũng Silicon ứng dụng trong quá trình làm việc. Một trong những thứ tôi ao ước mình có thể học được sớm hơn là: không bao giờ được quên khách hàng của mình là ai. Hãy biến mong muốn của họ thành hiện thực - đó là chìa khóa để cho ra đời những sản phẩm tốt nhất và giữ cho công việc trong nhóm luôn trôi chảy. Năm 2008, chúng tôi ra mắt dòng di động mới tích hợp GPS cho phép người sử dụng cập nhật thông tin giao thông mới nhất. Khi đó tôi đã nghĩ đến cô bạn Jill, người có thể lái xe như bay vào thành chỉ trong vòng 25 phút khi đường xá quang đãng và mất cả tiếng nếu chẳng may gặp kẹt xe. Tôi tự hỏi mình rằng, cô ấy cần những thông tin gì để chọn đường đi tốt nhất? Tự thân câu trả lời chính là giải pháp. Công việc tiếp theo là tìm đến với người sử dụng thật sự để họ có thể cho ta biết câu trả lời sớm sủa, đại hoại như “Cái nút này dùng để làm gì vậy?”
− Lisa Watts, giám đốc phát triển kinh doanh của Nokia.

Luôn hỏi đúng người đúng chỗ
38Tháng 7/2007, chúng tôi cho ra đời dòng sản phẩm Bloq (sữa tắm và lotion). Đó quả là một công việc khó khăn đối với chúng tôi, mà lại chẳng mang lại lợi lộc gì cả. Đúng ngay thời điểm chúng tôi đang lên như diều gặp gió, số nhân viên tăng từ 30 lên 90 trong vòng một năm. Khi đó chất cho vào trong thì quá đặc còn vỏ chai thì quá cứng. Chúng tôi biết rõ về loại chai đó nhưng lại không chịu thử nghiệm trước khi bơm vào. Đến khi đóng chai thì đã quá muộn. Sơ sót đó quả là một lỗi lầm không thể tha thứ. Những người có trách nhiệm đã không chịu trao đổi với nhau. Người ta thường có xu hướng rúc vào tháp ngà của mình, vậy là chúng tôi ra quy định cứ sáu tháng một lần mỗi người phải chuyển chỗ ngồi sang nơi khác. Cách này lúc đầu làm họ cáu tiết, nhưng nhờ vậy mà mọi người gắn bó với nhau hơn. Bản thân tôi hiện đang ngồi kế nhà chế tạo công thức dầu gội đầu đây.
− Joshn Handy, trưởng nhóm thiết kế của Method.

Tự hỏi bản thân: “Điều ấy có thật cần thiết không?”
410Chúng tôi luôn có ý tưởng trước về những cách thức giúp người sử dụng giao tiếp với nhau tốt hơn, nhưng cũng phải luôn đảm bảo mọi ý định xuôi chèo mát mái. Chúng tôi đã thử nghiệm hàng triệu lần cho mỗi một thay đổi nhỏ. Điều mà tôi đã ngộ ra, cũng chính là thứ tôi ao ước biết được sớm hơn chính là học cách nhận ra sự lặp lại trong ý tưởng hay sự phức tạp không cần thiết. Thông thường chúng tôi sẽ vẽ lại ý tưởng dưới dạng hình cây, rồi hình dung người sử dụng A, B, C sẽ tiếp nhận mỗi một tính năng mới ấy như thế nào. Nếu một ý tưởng chẳng “xi-nhê” gì đối với người A, B hay chỉ tác động C ở vài điểm thì đã đến lúc quẳng nó qua một bên rồi đấy.
− Peter Deng, trưởng nhóm quản lý sản phẩm của Facebook.

Đinh Lan

(Theo Bnet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét